Quy định hạn mức bảo hiểm tiền gửi khi ngân hàng phá sản

Khi tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng phá sản thì người gửi tiền sẽ nhận được một khoản tiền bảo hiểm khá lớn. Vì thế, người gửi tiền có thể yên tâm gửi tiền tiết kiệm, bình tĩnh trong mọi tình huống.

Ngân hàng bị phá sản, người gửi tiết kiệm có nhận được tiền không?

Ngân hàng có quyền được phá sản, và việc này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến người gửi tiền. Vì thế, Luật bảo hiểm tiền gửi 2012 yêu cầu tất cả tổ chức tín dụng và ngân hàng đều phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Hạn mức trả tiền bảo hiểm là số tiền tối đa mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi sẽ chi trả tất cả cho toàn bộ người được bảo hiểm tiền gửi tại các tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng có tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Vì thế, nếu không may tổ chức tín dụng có bị phá sản thì người gửi tiền sẽ nhận được một số tiền bảo hiểm tiền gửi. Trước đây thì số tiền bảo hiểm tiền gửi là 75 triệu, nhưng đã có  Quyết định 32/2021/QĐ-TTg về hạn mức bảo hiểm tiền gửi mới nhất là 125 triệu đồng. Theo đó, khi tổ chức tín dụng phá sản thì người gửi tiền sẽ nhận được số tiền là 125 triệu đồng.

Ví dụ: anh Nguyễn Văn A gửi vào một ngân hàng nào đó với số tiền là 60 triệu nhưng nếu ngân hàng phá sản trong thời gian gửi tiền thì anh sẽ được bảo hiểm đền bù là 125 triệu.

Hạn mức bảo hiểm tiền gửi khi ngân hàng phá sản

Theo Quyết định 32/2021/QĐ-TTg thì hạn mức mà người được bảo hiểm tiền gửi sẽ nhận được là 125 triệu đồng. Ngoài ra còn sẽ nhận được thêm từ các khoản tiền đền bù khi thanh lý các tài sản của ngân hàng.

Quy định hạn mức bảo hiểm tiền gửi khi ngân hàng phá sản

Tiền gửi nào được bảo hiểm? Tiền gửi nào không được bảo hiểm

Theo quy định tại Điều 18, Điều 19 Luật bảo hiểm tiền gửi 2012 thì các loại tiền được bảo hiểm và các loại tiền không được bảo hiểm.

Tại Điều 18 Luật này có quy định về các loại tiền được bảo hiểm

  • Loại tiền được bảo hiểm là loại tiền gửi bằng đồng Việt Nam của một cá nhân gửi tại các tổ chức tín dụng có tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới các hình thức gửi tiền như: tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, gửi tiền tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu…
Quy định hạn mức bảo hiểm tiền gửi khi ngân hàng phá sản

Tại Điều 19 Luật này quy định về các loại tiền không được bảo hiểm: 

  • Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng đó.
  • Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng của nhân là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc của tổ chức tín dụng đó. Tiền gửi tại các chi nhánh ngân hàng nước ngoài của cá nhân là Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc của chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.
  • Tiền mua các loại giấy tờ vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành.

Cách giảm thiểu rủi ro tiền gửi ngân hàng phá sản

Cách hạn chế rủi ro phá sản tại các ngân hàng là:

  • Gửi tiền tiết kiệm tại các ngân hàng lớn và uy tín Việt Nam
  • Nên lựa chọn kỳ hạn gửi phù hợp
  • Cần phải giữ lại sổ tiết kiệm để phòng trừ rủi ro.

Khi ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng có phá sản thì người gửi tiền không phải chịu thiệt thòi vì có bảo hiểm tiền gửi bảo vệ. Hạn mức bảo hiểm tiền gửi lên đến 125 triệu đồng, người gửi có thể yên tâm gửi tiền tiết kiệm. Tuy nhiên, người gửi cần phải rút tiền đúng với thời hạn mà mình đã lựa chọn, không nên rút tiền quá sớm ảnh hưởng đến ngân hàng.

Nguồn bài viết: thebank.vn

Please follow and like us: