Bảo hiểm y tế bị gián đoạn thì có làm sao không?
Khi tham gia bảo hiểm y tế có bị gián đoạn hay không? Đây là vấn đề mà nhiều người tham gia bảo hiểm y tế quan tâm.
Khi gặp khó khăn về tài chính, pháp luật có quy định rõ ràng người tham gia bảo hiểm y tế có quyền được gia hạn bảo hiểm y tế nhưng trong một thời gian nhất định.
Bảo hiểm y tế là loại bảo hiểm mang chính sách cộng động, giúp người dân được chăm sóc bảo vệ tốt nhất, không vì một mục đích lợi nhuận.
Mục lục
- 1 Bảo hiểm y tế được gián đoạn tối đa bao lâu?
- 2 Quá thời gian gián đoạn bảo hiểm y tế có sao không?
- 3 Cách tính thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục
- 4 Cách đóng BHYT không bị gián đoạn thời gian sử dụng
- 5 Một số câu hỏi liên quan bảo hiểm y tế bị gián đoạn
- 5.1 Bảo hiểm y tế bị gián đoạn có thể gia hạn hay phải mua thẻ mới?
- 5.2 Cách không bị gián đoạn BHYT 10 năm
- 5.3 Đóng BHYT như thế nào được tính là 5 năm liên tục
- 5.4 Quyền lợi khi đóng bảo hiểm y tế 5 năm liên tục
- 5.5 Gián đoạn bảo hiểm y tế 2 tháng có sao không?
- 5.6 Gia hạn trễ bảo hiểm y tế có gián đoạn giá trị sử dụng không?
Bảo hiểm y tế được gián đoạn tối đa bao lâu?
Theo quy định của pháp luật thì thời gian được gián đoạn bảo hiểm y tế là không quá 03 tháng kể từ ngày tham gia bảo hiểm y tế.
Quá thời gian gián đoạn bảo hiểm y tế có sao không?
Căn cứ vào Điểm 2.2, khoản 2, Điều 47.98, Công văn số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của Bảo hiểm xã hội quy định như sau:
“2.2. Đối tượng quy định tại Điểm 4.3 Khoản 4, Khoản 5 và Khoản 8 Điều 17 có thời gian tham gia BHYT liên tục, thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày đóng BHYT. Trường hợp tham gia BHYT lần đầu hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng sau 30 ngày kể từ ngày người tham gia nộp tiền đóng BHYT”.
Như vậy, nếu trong trường hợp trên tham gia bảo hiểm y tế mà đã được gia hạn thẻ bảo hiểm y tế nhưng vẫn không tiếp tục đóng phí bảo hiểm y tế thì giá trị của thẻ bảo hiểm y tế còn hiệu lực trong 30 ngày.
Cách tính thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục
Thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục là thời gian được ghi trên thẻ bảo hiểm y tế, cụ thể là ngày đầu tiên tham gia và ngày hết hạn của thẻ. Các đối tượng sau đây sẽ được tính như sau:
- Người lao động đi công tác hoặc lao động ở nước ngoài: đối với đối tượng này thì không cần phải đóng bảo hiểm y tế. Thời gian tham gia bảo hiểm y tế là thời gian được tính từ ngày đi công tác, học tập và làm việc tại nước ngoài.
- Người lao động làm việc ở ngoài theo hợp đồng lao động: đối tượng này đi làm tại các nước ngoài không quá 60 ngày kể từ ngày nhập cảnh thì toàn bộ thời gian đi làm sẽ được tính vào thời gian tham gia bảo hiểm y tế, tính cả thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục.
- Người lao động trong thời gian chờ đợi làm thủ tục hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng không tham gia bảo hiểm y tế nhóm khác thì sẽ được tính là thời gian tham gia bảo hiểm y tế nhưng không được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.
- Các đối tượng được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế như: nghỉ hưu, xuất ngũ, chuyển ngành hoặc thôi việc. Nếu là thời gian học tập, công tác trong quân đội nhân dân, công an nhân dân hoặc tổ chức tham gia bảo hiểm y tế thì sẽ được tính là thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục.
- Còn đối với các đối tượng nợ tiền bảo hiểm y tế: nếu như đã đóng tiền bảo hiểm y tế thì sẽ xác nhận tham gia bảo hiểm y tế tiếp tục, nếu như chưa đóng đủ tiền thì chỉ tính theo thời gian được ghi trên thẻ bảo hiểm y tế.
Cách đóng BHYT không bị gián đoạn thời gian sử dụng
Căn cứ vào khoản 7 Điều 1 Luật số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 sửa đổi bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế quy định về trường hợp một đối tượng tham gia nhiều bảo hiểm y tế tại Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014 thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên được xác định theo thứ tự theo quy định tại Điều 12.
Dựa trên quy định trên thì người đầu tiên tham gia bảo hiểm theo nhóm 1 (do người sử dụng lao động đóng cho người lao động) và thẻ bảo hiểm y tế theo nhóm 5 (hộ gia đình) thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ hoàn trả lại số tiền bảo hiểm y tế cho người tham gia.
Một số câu hỏi liên quan bảo hiểm y tế bị gián đoạn
Ngoài ra, cũng có vài vấn đề liên quan đến bảo hiểm y tế gián đoạn như sau:
Bảo hiểm y tế bị gián đoạn có thể gia hạn hay phải mua thẻ mới?
Căn cứ vào Điểm 2.2, khoản 2 Điều 47.98, Công văn số 2089/VBHN – BHXH ngày 26/6/2020 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định như sau:
“2.2. Đối tượng quy định tại Điểm 4.3 Khoản 4, Khoản 5 và Khoản 8 Điều 17 có thời gian tham gia BHYT liên tục, thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày đóng BHYT. Trường hợp tham gia BHYT lần đầu hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng sau 30 ngày kể từ ngày người tham gia nộp tiền đóng BHYT”.
Như vậy, nếu như bị quá thời hạn gián đoạn 03 tháng tham gia bảo hiểm y tế thì thẻ bảo hiểm y tế vẫn còn hiệu lực trong 30 ngày, sau 30 ngày thẻ bảo hiểm y tế sẽ hết hiệu lực và bắt buộc người tham gia bảo hiểm y tế phải nộp tiền đóng bảo hiểm y tế.
Cách không bị gián đoạn BHYT 10 năm
Căn cứ vào khoản 5 Điều 12 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 quy định về thời gian tham gia bảo hiểm liên tục, thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục là thời gian được sử dụng thẻ bảo hiểm y tế được ghi trên thẻ. Nếu như gia hạn thì chỉ được gia hạn không quá 03 tháng.
Cách để không bị gián đoạn bảo hiểm y tế trong 10 năm là bạn hãy đến trực tiếp tại các đại lý bảo hiểm ý xã hội hoặc các cơ quan bảo hiểm xã hội gần nhất để được nộp phí, nộp phí đầy đủ sẽ không bị gián đoạn. Nếu trong quá trình nộp phí cảm thấy khó khăn về tài chính có thể liên lạc, và gia hạn tối đa không quá 03 tháng.
Đóng BHYT như thế nào được tính là 5 năm liên tục
Căn cứ Điều 12 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về thẻ bảo hiểm y tế như sau:
“Điều 12. Thẻ bảo hiểm y tế
…
5. Thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên đối với đối tượng phải cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ bảo hiểm y tế lần sau nối tiếp lần trước; trường hợp gián đoạn tối đa không quá 03 tháng.
Người được cơ quan có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, làm việc hoặc theo chế độ phu nhân, phu quân hoặc con đẻ, con nuôi hợp pháp dưới 18 tuổi đi theo bố hoặc mẹ công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thì thời gian ở nước ngoài được tính là thời gian tham gia bảo hiểm y tế.
Người lao động khi đi lao động ở nước ngoài thì thời gian đã tham gia bảo hiểm y tế trước khi đi lao động ở nước ngoài được tính là thời gian đã tham gia bảo hiểm y tế nếu tham gia bảo hiểm y tế khi về nước trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh.
Người lao động trong thời gian làm thủ tục chờ hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp theo quy định của Luật việc làm thì thời gian đã tham gia bảo hiểm y tế trước đó được tính là thời gian đã tham gia bảo hiểm y tế.
Đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật bảo hiểm y tế khi nghỉ hưu, xuất ngũ, chuyển ngành hoặc thôi việc, nếu thời gian học tập, công tác trong quân đội nhân dân, công an nhân dân và tổ chức cơ yếu chưa tham gia bảo hiểm y tế thì thời gian đó được tính là thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục.
…”
Như vậy, theo quy định trên thì thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên là thời gian sử dụng ghi trên thẻ bảo hiểm y tế lần sau nối tiếp lần trước.
Quyền lợi khi đóng bảo hiểm y tế 5 năm liên tục
Về quyền lợi khi tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục thì căn cứ vào Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi và bổ sung năm 2014 được quy định như sau:
Khoản 1 điều 22 luật bảo hiểm y tế quy định:
“1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;
b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
d) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;
đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.
Khoản 2 điều 22 luật bảo hiểm y tế quy định:
2. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.
Khoản 3 điều 22 luật bảo hiểm y tế quy định:
3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
…”
Như vậy, khi người tham gia bảo hiểm y tế dù cho 5 năm hoặc 10 năm hoặc mới tham gia đều được hưởng quyền lợi như sau. Cụ thể hơn khi khám chữa bệnh đúng tuyến thì sẽ được hưởng toàn bộ quyền lợi về chăm sóc 100% chi phí khám chữa bệnh, nếu như trái tuyến thì sẽ được hưởng 40% chi phí khám chữa bệnh. Vì thế, khi tham gia bảo hiểm y tế mà khám chữa bệnh trái tuyến hoặc đúng tuyến đều được hỗ trợ chi phí như nhau.
Gián đoạn bảo hiểm y tế 2 tháng có sao không?
Căn cứ vào Điều 12 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về thời tham gia bảo hiểm y tế như sau:
“Điều 12. Thẻ bảo hiểm y tế
Thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội phát hành, phản ánh được các thông tin sau:
1. Thông tin cá nhân của người tham gia bảo hiểm y tế, bao gồm: Họ và tên; giới tính; ngày tháng năm sinh; địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc.
2. Mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
3. Thời điểm thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng.
4. Nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu.
5. Thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên đối với đối tượng phải cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ bảo hiểm y tế lần sau nối tiếp lần trước; trường hợp gián đoạn tối đa không quá 03 tháng.
…”
Như vậy, trong quá trình tham gia bảo hiểm y tế thì người tham gia bảo hiểm có quyền được gián đoạn quá trình tham gia bảo hiểm nhưng không được quá 03 tháng. Trong trường hợp gia hạn 2 tháng thì không làm mất đi quá trình tham gia bảo hiểm y tế 5 năm.
Gia hạn trễ bảo hiểm y tế có gián đoạn giá trị sử dụng không?
Theo Điểm 2.2 khoản 2 Điều 47.98 Công văn số 2089/VBHN-BHXH ngày 26.6.2020 của BHXH Việt Nam được quy định rõ như sau:
“2.2. Đối tượng quy định tại Điểm 4.3 Khoản 4, Khoản 5 và Khoản 8 Điều 17 có thời gian tham gia BHYT liên tục, thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày đóng BHYT. Trường hợp tham gia BHYT lần đầu hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng sau 30 ngày kể từ ngày người tham gia nộp tiền đóng BHYT”.
Như vậy thì việc gia hạn trễ thì thẻ bảo hiểm y tế vẫn còn có giá trị sử dụng nhưng chỉ trong 30 ngày, sau 30 ngày thì thẻ bảo hiểm y tế sẽ hết hiệu lực và còn giá trị. Vì thế, người tham gia bảo hiểm y tế cần phải đến cơ quan bảo hiểm xã hội gần nhất để đóng nộp phí bảo hiểm để được hưởng quyền lợi.
Trên đây là toàn bộ các thông tin về vấn đề Bảo hiểm y tế bị gián đoạn, trên đây cũng là toàn bộ vấn đề mà nhiều người thắc mắc. Hy vọng một chút thông tin trên có thể giúp người tham gia bảo hiểm y tế hiểu rõ hơn về loại hình bảo hiểm này. Theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm các kiến thức về luật bảo hiểm y tế.
Nguồn bài viết: thebank.vn