Thẻ bảo hiểm y tế bị rách có sử dụng được không? Đổi ở đâu?

Nếu như thẻ bảo hiểm y tế bị rách thì phải làm sao? Bị rách thì có thể sử dụng được? Sau đây là lời giải đáp toàn bộ các thắc mắc trên.

Theo như pháp luật đã quy định, nếu như thẻ bảo hiểm y tế bị rách hoặc sửa đổi thông tin thì sẽ không được hưởng quyền lợi chi trả như pháp luật đã quy định.

Thẻ bảo hiểm y tế bị rách có sử dụng được không?

Khi tham gia bảo hiểm y tế mọi người sẽ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế. Dựa vào thẻ bảo hiểm y tế, các cơ sở bệnh viện dùng để chi trả quyền lợi bảo hiểm y tế cho người tham gia. Thẻ bảo hiểm y tế cần phải có dấu xác thực của Cơ quan bảo hiểm xã hội.

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 19 Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bổ sung 2014 quy định về các trường hợp cần phải đổi bảo hiểm y tế như sau:

“1. Thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong trường hợp sau đây:

a) Rách, nát hoặc hỏng;

b) Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;

c) Thông tin ghi trong thẻ không đúng.”

Đồng nghĩa với các trường hợp cần phải đổi thẻ bảo hiểm trên là không thể sử dụng thẻ bảo hiểm y tế, không được chi trả các quyền lợi bảo hiểm.

Ngoài ra, nếu bảo hiểm y tế bị rách còn thể không thể sử dụng được thì bạn có thể sử dụng hình ảnh Bảo hiểm y tế được lưu trữ trên ứng dụng VssID, dựa vào hình ảnh trên ứng dụng này bạn vẫn được chi trả quyền lợi như bình thường, vừa nhanh chóng tiện lợi.

Thẻ bảo hiểm y tế bị rách có sử dụng được không? Đổi ở đâu?
Thẻ bảo hiểm y tế bị rách có sử dụng được không?

Đổi thẻ bảo hiểm y tế bị rách ở đâu? cần giấy tờ gì?

Nếu như thẻ bảo hiểm y tế của bạn nằm trong các trường hợp trên cần thì cần phải chuẩn bị các thủ tục hồ sơ như sau:

Nơi đổi ở đâu?

Nếu người tham gia bảo hiểm y tế là người lao động thì nộp trực tiếp cho người sử dụng lao động. Sau đó, người lao động sẽ lập bảng kê thông tin (Mẫu D01 – TS) và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội mà người sử dụng lao động đã tham gia.

Nếu người tham gia bảo hiểm y tế là người hộ gia đình hoặc các đối tượng liên quan khác thì nộp trực tiếp thông qua cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú.

Giấy tờ cần chuẩn bị?

Căn cứ vào khoản 4 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về các loại hồ sơ cần chuẩn bị để cấp lại thẻ bảo hiểm y tế như sau:

“4. Cấp lại, đổi thẻ BHYT

4.1. Thành phần hồ sơ

a) Người tham gia

– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

– Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.

b) Đơn vị: Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).

4.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.”

Thẻ bảo hiểm y tế bị rách có sử dụng được không? Đổi ở đâu?
Đổi thẻ bảo hiểm y tế bị rách ở đâu? cần giấy tờ gì?

Thời gian làm lại bao lâu?

Theo khoản 2 Điều 30 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định chi tiết về thời hạn làm lại bảo hiểm xã hội, được quy định như sau:

“2. Cấp lại, đổi thẻ BHYT

2.1. Trường hợp không thay đổi thông tin: không quá 02 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Từ ngày 01/01/2019 trở đi: trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

2.2. Trường hợp thay đổi thông tin: không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

2.3. Trường hợp người tham gia đang điều trị tại các cơ sở KCB, thực hiện trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.”

Như vậy, thời gian cấp bảo hiểm y tế vô cùng nhanh chóng, chỉ từ 2 – 3 ngày làm việc nếu như bạn nộp đầy đủ và đúng yêu cầu hồ sơ. Nếu trong trường hợp khẩn cấp thì có thể xét duyệt nhận bảo hiểm y tế sẽ được nhận trong ngày.

Vấn đề khám chữa bệnh trong thời gian chờ đổi thẻ

Theo khoản 3 Điều 8 Thông tư 41/2014/TT-LT-BYT-BTC quy định về các loại giấy tờ thủ tục khám bệnh chữa bệnh hưởng bảo hiểm y tế:

“3. Người tham gia BHYT trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ BHYT khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ BHYT do tổ chức Bảo hiểm xã hội nơi tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ, đổi thẻ cấp và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.”

Thẻ bảo hiểm y tế bị rách có sử dụng được không? Đổi ở đâu?
Vấn đề khám chữa bệnh trong thời gian chờ đổi thẻ

Như vậy, trong quá trình đợi thẻ bảo hiểm y tế thì người tham gia bảo hiểm y tế vẫn có thể đi khám chữa bệnh bình thường cho đến khi xuất trình được thẻ bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, khi làm hồ sơ thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế thì bạn cần phải xuất trình được giấy hẹn lấy thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan cấp. Ngoài ra, bạn còn bổ sung thêm vài thông tin cá nhân.

Có thể thay thế thẻ BHYT bằng CCCD gắn chip không?

Theo Công văn 931/BYT-BH nói rằng người bệnh khi cấp được CCCD có gắn chip nếu thông tin hợp lệ bảo hiểm y tế hoặc thông qua ứng dụng VNEID thì các cơ sở trung tâm bệnh viện có quyền kiểm tra, thực hiện đối chiếu các thông tin, thực hiện quy trình khám chữa bệnh bảo hiểm y tế như đúng với pháp luật quy định.

Sau đó, người bệnh có thể mang theo CCCD gắn chip hoặc cài đặt ứng dụng VNEID khi đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Trong quá trình kiểm tra, đối chiếu thông tin thì nếu như thông tin không hợp lệ thì bắt buộc người tham gia bảo hiểm y tế phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế và các loại giấy tờ tùy thân liên quan có dán hình ảnh, đóng dấu hoặc có thể dùng thẻ bảo hiểm y tế thông qua ứng dụng VssID.

Như vậy, bạn chỉ cần có CCCD gắn chip là có thể đi khám mà không cần phải mang theo thẻ bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, nếu như thông tin trong bảo hiểm y tế bị lỗi hoặc không hợp lệ thì bắt buộc người tham gia bảo hiểm y tế phải xuất trình giấy tờ. 

Trên đây là toàn bộ các thông tin về bảo hiểm y tế bị rách, bảo hiểm y tế bị rách thì sẽ không thể sử dụng được. Tuy nhiên, trong quá trình chờ cấp lại thẻ bảo hiểm y tế vẫn được hưởng quyền lợi như bình thường. Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng các cách khác như khám chữa bệnh thông qua ứng dụng VssID hoặc VNEID vừa đơn giản nhanh chóng và tiện lợi. Theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm các thông tin về luật bảo hiểm y tế hiện nay

Nguồn bài viết: thebank.vn

Please follow and like us: