Quy định đối tượng áp dụng tại Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội

Theo điều 2 Luật bảo hiểm xã hội pháp luật quy định về các đối tượng được tham gia bảo hiểm xã hội và hưởng các chế độ khác.

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì?

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại bảo hiểm do Nhà nước tổ chức, bắt buộc người sử dụng lao động và người lao động phải tham gia. Những chế độ được hưởng sau khi tham gia bảo hiểm xã hội là: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, tử tuất.

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì?
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì?

Nội dung chi tiết của điều 2 Luật bảo hiểm xã hội

Điều 2 Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam bao gồm các đối tượng tham gia bảo hiểm xã bắt buộc:

a) Người làm việc theo hợp đồng không có xác định thời hạn, hợp đồng làm lao động có xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể các loại hợp đồng được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện pháp luật dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công nhân viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công an, người làm công tác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạn sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân,…

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công nhân dân phục vụ có thời hạn; học viện quân đội, công an,…

g) Người làm việc ở nước ngoài nhưng theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động VIệt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

2. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghiệp, giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền quyết định tại Việt Nam cấp sẽ được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, các tổ chức chính trị, cơ quan tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động tại lãnh thổ Việt Nam, hộ kinh doanh, các đơn vị sử dụng lao động theo hợp đồng lao động,…

Nội dung chi tiết của điều 2 Luật bảo hiểm xã hội
Nội dung chi tiết của điều 2 Luật bảo hiểm xã hội

4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam đủ 15 tuổi trở lên và không nằm trong các đối tượng đã quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.

Các khoản 1, 2 và 4 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.

Điều kiện của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội

Đối với mỗi loại bảo hiểm xã hội thì sẽ có điều kiện khác nhau, bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Điều kiện được hưởng của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:

  • Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1, 2 và 4 Điều 54 Luật này nhưng chưa đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 Luật này nhưng chưa đóng đủ 15 năm bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
  • Nghỉ việc sau 1 năm nhưng mà chưa đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
  • Định cư ở nước ngoài;
  • Bị mắc các loại bệnh nguy hiểm mà do Bộ y tế quy định như: ung thư, HIV, xơ gan, phong lao,…

Điều kiện được hưởng của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện:

  • Đủ điều kiện về tuổi tác theo điểm a khoản 1, Điều 73 Luật này nhưng chưa đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội mà không không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội;
  • Định cư ở nước ngoài;
  • Bị mắc các loại bệnh nguy hiểm mà do Bộ y tế quy định như: ung thư, HIV, xơ gan, phong lao,…

Trên đây là toàn bộ các thông tin liên quan đến Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội còn phải đạt được các điều kiện cơ bản để được hưởng các chính sách chế độ bảo hiểm xã hội.

Nguồn bài viết: thebank.vn

Please follow and like us: