Quy định Điều 23 Luật bảo hiểm xã hội về trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm

Tại Điều 23 Luật bảo hiểm có quy định rõ ràng về các trách nhiệm mà các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp bảo hiểm xã hội bắt buộc phải thực hiện được.

Điều 23 Luật bảo hiểm xã hội quy định định gì?

Điều 23 Luật này quy định về các nhiệm vụ, nhiệm vụ mà cơ quan bắt buộc phải thực hiện khi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội:

  • Xác định và quản lý các đối tượng người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, các loại bảo hiểm như: bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội.
  • Các cơ quan bảo hiểm tổ chức thu các khoản phí đóng bảo hiểm xã hội của người lao động hoặc người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.
  • Tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hồ sơ theo các chế độ mà pháp luật quy định: ốm đau, thai sản, tai nạn, hưu trí, dưỡng sức sau sinh,…
Điều 23 Luật bảo hiểm xã hội quy định định gì?
Điều 23 Luật bảo hiểm xã hội quy định định gì?

Nội dung chi tiết của Điều 23 Luật bảo hiểm xã hội

Tại Điều 23 nêu rõ lên trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội như sau:

  1. Tuyên truyền, phổ biến và cập nhật các chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
  2. Ban hành mẫu hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp sau khi nhận được ý kiến thống nhất của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
  3. Thực hiện thu chi các khoản phí của bảo hiểm theo quy định của pháp luật
  4. Cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.
  5. Tiếp nhận hồ sơ bảo hiểm xã hội và giải quyết theo các chế độ bảo hiểm xã hội đúng thời hạn cho người lao động.
  6. Xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã cho từng cá nhân lao động, cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin về khoản phí, quyền được hưởng, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội khi người lao động hoặc người sử dụng lao động yêu cầu.
  7. Cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động hàng năm để người sử dụng lao động niêm yết công khai.
  8. Sử dụng công nghệ thông tin để lưu trữ quản lý hồ sơ của người tham gia bảo hiểm xã hội.
  9. Quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định pháp luật.
  10. Thực hiện các biện pháp bảo toàn và phát triển quỹ bảo hiểm theo quyết định của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội.
  11. Thực hiện thống kê, kế toán tài chính về bảo hiểm
  12. Đào tạo và hướng dẫn nghiệp vụ về bảo hiểm
  13. Định kỳ 06 tháng báo cáo cho Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội hằng năm, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội. 
  14. Công khai trên các kênh truyền thông về người sử dụng lao động vi phạm nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội.
  15. Cung cấp các thông tin và tài liệu liên quan cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  16. Xử lý các khiếu nại, tố cáo về việc vi phạm bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
  17. Hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội.

Tại điều 23 Luật bảo hiểm xã hội, những trách nhiệm và nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện được khi có sự yêu cầu của người lao động hoặc người sử dụng lao động.

Nguồn bài viết: Thebank.vn

Please follow and like us: