Theo Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội về hạn mức đóng và cách đóng
Khi tham gia bảo hiểm xã hội thì phải đóng bao nhiêu tiền? Cách đóng ra sao? Tại điều 85 Luật bảo hiểm xã hội sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc.
Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội quy định gì?
Điều 85 Luật này sẽ quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Ngoài ra, theo điều này còn có hướng dẫn người lao động cách đóng khi tham gia bảo hiểm xã hội.
Nội dung chi tiết điều 85 Luật bảo hiểm xã hội
Điều 85 Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động
1. Theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 Luật này mỗi tháng phải đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất là 8% mức tiền lương tháng.
Đối với trường hợp điểm i khoản 1 Điều 2 Luật này thì hằng tháng phải đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất là 8% trên mức lương cơ sở.

2. Trường hợp người lao động tại điểm g khoản 1 Điều 2 Luật này, mức đóng và cách đóng được quy định như sau:
a) Mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất là 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước đi làm việc ở nước ngoài, người đã có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Còn đối với người lao động chưa tham gia bảo hiểm bắt buộc bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
b) Cách đóng bảo hiểm xã hội có thể được thực hiện 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng một lần đóng và phải đóng một lần trước thời hạn trong hợp đồng của người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động đóng trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú của người lao động trước khi làm việc ở nước hoặc có thể đóng qua doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động làm việc tại nước ngoài.
Trong trường hợp đóng qua doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải nộp trực tiếp cho người lao động và đăng ký phương thức đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trong trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc đăng ký hợp đồng lao động mới thì phải thực hiện đóng bảo hiểm theo quy định Điều này hoặc nộp trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên thì tháng đó không phải đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ các trường hợp phải nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản.
4. Người lao động tại các điểm a và b khoản 1 Điều 2 Luật này mà giao kết hợp tác hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này với hợp đồng lao động đầu tiên.

5. Người lao động hưởng tiền lương theo hoa hồng sản phẩm, hợp tác xã, hộ kinh doanh, hợp tác hoạt động lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp thì mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này. Cách đóng thì thực hiện theo hằng tháng như đã quy định 03 tháng hoặc 06 tháng, đóng một lần.
6. Xác định thời gian đóng bảo hiểm phải tính hưởng lương hưu và trợ cấp hằng tháng thì phải tính đóng đủ 12 tháng. Trong trường hợp người lao động đủ điều kiện về tuổi nghỉ hưu nhưng mà thời gian đóng bảo hiểm còn thiếu 6 tháng thì người lao động vẫn có thể tiếp tục đóng một lần cho toàn bộ các tháng còn thiếu, mức đóng hằng tháng của người lao động và người sử dụng lao động theo mức tiền lương hằng tháng đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ việc vào quỹ hưu trí và tử tuất.
7. Tính hưởng chế độ hưu trí và tử tuất trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội với các tháng lẻ được tính như sau:
a) Từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm;
b) Từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm;
Theo như Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ hiểu thêm về mức đóng bảo hiểm xã hội của chính mình, mức đóng bảo hiểm xã hội còn phụ thuộc vào mức lương đóng bảo hiểm xã hội của mình nhiều hay ít. Ngoài ra, cách đóng cũng vô cùng đơn giản, bạn có thể đóng trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc đóng thông qua tổ chức, doanh nghiệp nơi mà bạn đang làm việc.
Nguồn bài viết: thebank.vn