Kiến thức cần ghi nhớ cho bà bầu trong 3 tháng đầu
3 tháng đầu có thể coi là thời gian nguy hiểm nhất với thai kỳ. Lúc này em bé chưa hoàn toàn làm tổ chắc chắn, cơ thể mẹ cũng chưa thích nghi với việc có mặt của bé. Chính vì vậy mẹ cần đặc biệt chú ý đến những triệu chứng dù nhỏ nhất của cơ thể.
Mục lục
Chảy máu âm đạo
Cảnh báo nguy cơ: Thai ngoài tử cung, sảy thai
Chảy máu âm đạo luôn là triệu chứng nguy hiểm trong thai kỳ. Vì vậy khi phát hiện bị chảy máu khi mang thai, mẹ bầu cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Hoa mắt, chóng mặt
Cảnh báo nguy cơ: Huyết áp thấp thai kỳ
Hoa mắt chóng mặt là dấu hiệu thường gặp trong 3 tháng đầu mang thai do chứng ốm nghén nhưng nó cũng có thể là triệu chứng của bệnh huyết áp thấp thai kỳ. Trong trường hợp bạn thường xuyên bị chóng mặt, đứng lên ngồi xuống không yên và luôn trong trạng thái mệt mỏi, đó là dấu hiệu cần cẩn trọng.
Hãy đến thăm khám bác sĩ nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên.
>> Cần nhớ những mốc khám thai quan trọng cần biết để theo dõi tốt nhất sức khỏe thai nhi
‘
Ngứa “vùng kín”
Cảnh báo nguy cơ: Nhiễm trùng vùng kín
Tiết dịch âm đạo nhiều hơn bình thường là triệu chứng phổ biến khi mang thai. Tuy nhiên khi thấy vùng kín ra quá nhiều dịch, có mùi hôi kèm ngứa ngáy thì có thể bạn đã bị nhiễm trùng vùng kín hoặc mắc bệnh qua đường tình dục. Căn bệnh này rất nguy hiểm trong thai kỳ và gây hại trực tiếp đến thai nhi.
Mẹ bầu đừng e ngại mà hãy nói ngay với bác sĩ để được khám bệnh kịp thời. Điều trị bệnh nhiễm trùng vùng kín khi bầu bí càng sớm càng tốt các mẹ nhé!
Sốt cao
Cảnh báo nguy cơ: Bệnh nhiễm trùng
Sốt cao hơn 38 độ C là dấu hiệu nghiêm trọng khi mang bầu. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng – ảnh hưởng xấu đến em bé.
Sốt trong thời gian mang thai đi kèm triệu chứng phát ban, đau khớp có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng cytomegalovirus, toxoplasma hoặc parvovirus. Những vi khuẩn này có thể gây bệnh điếc bẩm sinh vô cùng nguy hiểm.
Khi thấy sốt cao bạn cần nhập viện hoặc gọi điện cho bác sĩ để được khám bệnh kịp thời. Hãy nói với bác sĩ tất cả những triệu chứng bạn đang gặp phải như cúm, phát ban, đau khớp… để bác sĩ dễ dàng kết luận bệnh.
Ba tháng đầu, làm gì để tránh rủi ro?
– Phụ nữ mang thai không nên tiếp xúc với bức xạ nhiệt và các chất độc hại.
– Mẹ mới mang bầu không nên nhảy, xoay người quá mạnh hoặc tập luyện thể thao quá sức với những môn nguy hiểm.
– Mẹ bầu không nên leo trèo cao hoặc nâng tạ nặng.
– Phụ nữ mới mang thai nên chú ý tới tư thế ngồi, không nên ngồi xổm và không nên cúi lưng khi ngồi.
– Khi leo cầu thang, mẹ nên bám vào thành vịn để duy trì sự cân bằng. Mẹ mới mang bầu cũng được khuyên không nên leo cầu thang quá nhiều.
– Mẹ bầu cũng không nên đứng làm việc quá nhiều. Nếu công việc yêu cầu phải đứng, hãy tranh thủ đi lại và dành thời gian nghỉ ngơi 30 phút/lần. Việc đứng quá nhiều sẽ khiến mẹ bầu mệt mỏi.
– Chị em cũng nên hạn chế sử dụng nước lạnh để tắm, gội đầu và cũng không nên sử dụng nước quá nóng vì việc tăng nhiệt độ đột ngột trong cơ thể có thể khiến thai nhi bị dị tật.
– Mẹ bầu cần chú ý không nên tập chung ở chỗ đông người đặc biệt nơi công cộng khi đang có dịch bệnh bởi có thể dễ dàng lây bệnh do sức đề khàng trong thai kỳ yếu.
– Chị em cũng cần chú ý đến những thay đổi trong cơ thể đặc biệt là nhịp tim thai nhi. Nếu nhận thấy triệu chứng khó thở cần báo ngay cho bác sĩ.
– Bất cứ lúc nào trong thai kỳ, đặc biệt trong ba tháng đầu mà nhận thấy triệu chứng ra máu âm đạo, đau bụng… cần nghỉ ngơi và đi khám bác sĩ ngay.
– Phụ nữ mang thai bị thiếu máu, mang bầu đa thai, có tiền sử sảy thai, bị cao huyết áp… nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và thăm khám bác sĩ theo đúng lịch định kỳ. Những mẹ bầu này cũng nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về tình trạng bệnh của mình để được theo dõi chặt chẽ.
– Mẹ mới mang thai cũng nên giảm thời gian làm việc, tránh căng thẳng và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, đặc biệt với mẹ ốm nghén. Trong quá trình làm việc cần tránh ngồi xổm, đi lại quá nhiều và làm việc khuya…
– Uống nước củ gai kịp thời khi có những dấu hiệu sảy thai nguy hiểm