Pháp luật đã quy định kỷ luật tài chính như thế nào?

Kỷ luật tài chính là một phần không thể thiếu trong những bước quản lý của nhà nước. Vậy kỷ luật tài chính là gì? Pháp luật đã quy định nó như thế nào?

Khái niệm kỷ luật tài chính

Kỷ luật tài chính là tổng hợp các quy định như: huy động, thu nộp, hoàn trả, phân phối, sử dụng, bảo vệ, quản lý nguồn tài chính, các tài sản liên quan đến vốn tiền tệ, ngoại tệ, kim khí, đá quý.

Kỷ luật tài chính rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế, tập trung các nguồn vốn vào mục tiêu chủ yếu, sử dụng vốn đúng mục đích mang lại hiệu đẩy mạnh nền kinh tế phát triển. Quản lý tài chính là quản lý thống nhất về tài chính quốc gia, thi hành chế độ kiểm toán thống nhất và nghiêm ngặt.

Khái niệm kỷ luật tài chính

Khái niệm kỷ luật tài chính

Kỷ luật tài chính được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?

Theo Chỉ thị số 31/CT-TTg về kỷ luật tài chính được quy định theo pháp luật:

Hoàn thiện về thể chế

Bộ Tài chính cùng phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương, địa phương để xây dựng hoàn thiện pháp luật về thu chi ngân sách nhà nước, quản lý và sử dụng tài sản theo chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội, Chính phủ, tiến hành tiết kiệm, không lãng phí, không tham nhũng.

Bộ kế hoạch và Bộ đầu tư phối hợp cùng với các cơ quan trung ương, địa phương để xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư công.

Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương:

  • Tiếp tục rà soát, thay đổi, bổ sung, ban hành hoặc trình cấp trên có thẩm quyền ban hành về mục đích sử dụng ngân sách, tài sản phù hợp với quy định pháp luật chung
  • Bãi bỏ các quy định trái với thẩm quyền hoặc trái với quy định pháp luật trên.
  • Hướng dẫn triển khai thực hiện các cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.
  • Hạn chế đề xuất, ban hành chính sách mới làm ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước
  • Chỉ ban hành những chính sách chi ngân khi cần thiết và có nguồn đảm bảo.

Tăng cường quản lý thu ngân của nhà nước

Bộ Tài chính phối hợp cùng với các bộ cơ quan trung ương:

  • Tổ chức thực hiện tốt các luật thuê và nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước, đảm bảo thu đúng đủ kịp thời hạn mà các khoản thu ngân sách nhà nước đã quy định
  • Khẩn trương xử lý các khoản tạm thu, tạm giữ, các khoản thuế đã kê khai theo quy định nhưng nộp chậm, các khoản thuế ẩn lậu do cơ quan nhà nước, kiểm toán phát hiện, kiến nghị về thu ngân sách của nhà nước.
  • Tăng cường công tác kiểm tra thuế, tập trung vào các doanh nghiệp, lĩnh vực, mặt hàng trọng điểm trốn thuế có rủi ro cao. Phát hiện và xử lý các trường hợp khai báo thuế sai, gian lận, trốn thuế, đẩy mạnh phòng chống gian lận thương mại, kiểm soát chặt chẽ giá tính thuế hải quan.
  • Tập trung xử lý thu hồi nợ chưa đóng thuế, giao chỉ tiêu thu hồi nợ, đôn đốc nộp thuế, kiểm tra tình hình thực hiện các Cục Thuế và Hải quan địa phương, hạn chế phát sinh các loại thuế mới. Kiểm soát chặt chẽ các loại thuế, đúng đối tượng, đúng pháp luật.
  • Nghiêm cấm thu sai thuế theo quy định thuế của pháp luật, phân chia sai các nguồn thu giữa các ngân sách các cấp.

Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế, chống thất thu, buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế, xử lý đọng thuế, các khoản phải thu của cơ quan kiểm toán.

Quản lý chi ngân sách nhà nước

Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương:

  • Quyết định dự toán thu chi ngân sách nhà nước hằng năm để bám sát mục tiêu, định hướng, yêu cầu kế hoạch tài chính nhà nước trong 3 năm, 5 năm, kế hoạch đầu tư trung hạn dựa trên các chính sách chế độ, mức thu chi của nhà nước để đẩy mạnh phát triển kinh tế
  • Bố trí ngân sách nhà nước cho các chương trình, dự án phải xác định rõ ràng nguồn vốn, trọng khả năng và phạm vi của nguồn lực, đảm bảo chặt chẽ tiết kiệm và hiệu quả
  • Thực hiện phân bổ, dự toán ngân sách của nhà nước đúng thời hạn, đối tượng, lĩnh vực theo quy định
  • Đảm bảo kinh phí để thực hiện các dự án quan trọng
  • Điều hành, quản lý chi tiêu trong phạm vi dự toán, đúng tiêu chuẩn, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách. Kiểm soát chặt chẽ, hạn chế ứng trước dự toán ngân sách nhà nước
  • Tăng cường kỷ luật quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, không để xảy ra tình trạng nợ đọng khối lượng xây dựng cơ bản.
  • Nghiêm cấm các khoản chi tiêu ngoài dự toán, các khoản chi trái với quy định pháp luật, sử dụng ngân sách nhà nước để cho vay sai với quy định pháp luật.

Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ cùng với các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và thực hiện công khai sử dụng ngân sách của nhà nước. Đảm bảo chi ngân sách nhà nước đúng theo dự toán, đúng chế độ, đúng tiêu chuẩn, đúng theo quy định pháp luật.

Xử lý nghiêm khắc các trường hợp sai phạm về quản lý ngân sách và tài sản nhà nước do cơ quan nhà nước, kiểm toán phát hiện.

Tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ nợ

Tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ nợ công: nợ chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia, nợ của chính quyền địa phương, đôn đốc trả nợ đầy đủ đúng hạn

  • Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương, địa phương kiểm soát chặt chẽ các khoản vay, hạn chế tối đa cấp bảo lãnh cho khoản vay mới, không chuyển vốn cho vay
  • Địa phương thực hiện huy động bù đắp bội chi ngân sách địa phương trong phạm vi dự toán Quốc hội quyết định, bố trí chi trả nợ lãi cân đối cho các ngân sách địa phương, chi trả nợ gốc ngoài cân đối với ngân sách địa phương được bố trí nguồn vay, tiết kiệm chi theo quy định.

Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công

Các bộ, cơ quan, trung ương, địa phương:

  • Khẩn trương ban hành các văn bản theo quy định phân cấp thẩm quyền trong quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý, mức sử dụng tài sản công, danh mục tài sản mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản công trong phạm vi cơ quan địa phương.
  • Sắp xếp lại tài sản công đảm bảo sử dụng đúng với mục đích, tiêu chuẩn theo chế độ quy định pháp luật và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ
  • Đẩy mạnh xử lý các tài sản không còn nhu cầu sử dụng tạo nguồn tài chính bổ sung vào danh sách nhà nước để phục vụ mục tiêu phát triển
  • Kiên quyết thu hồi các loại tài sản sai mục đích, sai đối tượng, lãng phí thất thoát tài sản công
  • Chấp hành nghiêm về các quy định sử dụng tài sản công thanh toán cho các nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức hợp đồng xây dựng, bảo đảm giá trị thanh toán sát với giá thị trường, đúng quy định của pháp luật
  • Khai thác hiệu quả các loại tài sản công tại các đơn vị công lập, tài sản kết cấu hạ tầng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, kinh doanh, liên kết theo các quy định của pháp luật về quản lý.
  • Đầu tư xây dựng, mua sắm ô tô, tài sản đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đảm bảo tiết kiệm, công khai, minh bạch
  • Không mua sắm xe ô tô, các loại tài sản có giá trị không đúng như quy định
  • Thực hiện nghiêm khắc về hình thức đấu giá khi rao bán đất, cho thuê đất trái với quy định của pháp luật.

Quyết toán ngân sách nhà nước

Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương thực hiện xét duyệt, thẩm định báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước của các đơn vị dự toán trực thuộc, tổng hợp các báo cáo theo đúng chế độ, đúng thời hạn đã quy định.

Bộ tài chính hướng dẫn, kiểm tra hội đồng nhân dân các cấp trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn phê duyệt quyết toán ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

Kỷ luật tài chính được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?

Quyết toán ngân sách nhà nước

Tăng cường đôn đốc, kiểm tra, xử lý báo cáo công khai

Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương:

  • Tăng cường kiểm tra, kiểm toán nội bộ, công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm trong việc giải trình quản lý sử dụng ngân sách, tài sản công
  • Tổ chức thực hiện kiểm điểm xử lý nghiệm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong quản lý sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản công
  • Tổ chức đôn đốc, chỉ đạo thực hiện việc báo cáo kết quả xử lý kết luật của cơ quan thanh tra, kiến nghị cơ quan kiểm toán và những nội dung thực hiện theo quy định của Chỉ thị 33/2008/CT-TTg
  • Phải gửi Bộ Tài chính cùng thời điểm gửi báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước, báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng hàng năm.
  • Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương không chấp hành chế độ báo cáo kết quả xử lý, kiến nghị cơ quản kiểm toán quy định tại Chỉ thị này hoặc tiến độ xử lý các sai phạm chậm, Bộ Tài chính tạm dừng cấp kinh phí theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn
  • Tổng hợp và báo cáo với thủ tướng Chính phủ.

Các bộ, cơ quan trung ương được quản lý ngành, lĩnh vực hằng năm tổng hợp đánh giá kết quả thực hiện dự toán ngân sách Quốc hội quyết định, gắn liền với các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội theo từng ngành gửi về Bộ Tài chính tổng hợp và báo cáo với thủ tướng Chính phủ, báo cáo Quốc hội cùng với quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm.

Tổ chức thực hiện

Các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở Trung ương phải chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện nghiêm chỉ thị này.

Bộ Tài chính phối hợp cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hối thúc, kiểm tra các bộ, cơ quan trung ương, địa phương thực hiện chỉ thị này theo định kỳ hàng năm, báo cáo với Chính phủ cùng báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước.

Giải pháp nâng cao kỷ luật tài chính

Để nâng cao kỷ luật tài chính, cần phải làm được các điều sau:

  • Đầu tiên, đề cao trách nhiệm của các cán bộ, ngành, địa phương, đơn vị trong quản lý ngân sách nhà nước, xử lý nghiêm và kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý thu chi ngân sách nhà nước. Phải xác định được người đứng đầu ở các khâu, từ quyết định, phê duyệt chủ trương đầu tư đến thực hiện. Đối mới cơ chế cho vay và sử dụng vốn nước ngoài gắn liền với trách nhiệm hoàn trả của người vay.
  • Thứ hai, cần đổi mới các tư duy quản lý, chỉ quyết định khi có nguồn trong dự toán được duyệt, tạm ứng ngân sách trong khả năng cân đối, quản lý chặt chẽ và sử dụng tài sản công hiệu quả.
  • Thứ ba, cần thực hiện tốt các công việc công khai, minh bạch ngân sách nhà nước, luôn tạo điều kiện cho Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận tổ quốc và tổ chức chính trị – xã hội tăng cường giám sát, phát huy vai trò, ý kiến cử tri cả nước.
  • Thứ tư, vay nợ giải ngân trong phạm vi có kế hoạch, hạn mức được cấp có thẩm quyền quyết định, hạn chế không nên ứng trước các khoản dự toán theo ngân sách nhà nước.

Trên đây là toàn bộ các thông tin liên quan đến kỷ luật tài chính, kỷ luật trong tài chính là bước giúp nước phát triển mạnh mẽ về mọi mặt kinh tế các ngành.

Đọc thêm các bài viết về luật khác: thebank.vn

Please follow and like us: