Bảo hiểm hàng hải là gì? Quy định của Luật bảo hiểm hàng hải

Luật bảo hiểm hàng hải là luật được tạo ra để bảo vệ trước các rủi ro trên sông hoặc biển, tránh gây tổn thất mất mát cho người có quyền lợi bảo hiểm hàng hải.

Luật bảo hiểm hàng hải là gì? 

Luật bảo hiểm hàng hải là luật bảo hiểm được tạo ra cho các tàu, thuyền và hàng hóa được vận chuyển từ phương tiện hàng hải. Khi có rủi ro trong quá trình di chuyển hàng hải thì luật bảo hiểm sẽ xem xét và bồi thường.

Luật bảo hiểm hàng hải là gì? 

Quy định về luật bảo hiểm hàng hải

Theo Điều 311 Bộ Luật hàng hải Việt Nam 2015, giá trị của bảo hiểm hàng hải được quy định như sau:

  • Tổng giá trị của tàu biển vào thời điểm bắt đầu đóng bảo hiểm. Giá trị tàu biển bao gồm: máy móc, trang thiết bị, phụ tùng, toàn bộ phí bảo hiểm. Giá trị của tàu biển có thể bao gồm cả tiền lương và các chi phí chuẩn bị vận chuyển theo thỏa thuận của hợp đồng;
  • Giá trị của hàng hóa được ghi trên hóa đơn hoặc là giá trị trường công với loại loại phí bảo hiểm, giá dịch vụ vận chuyển và cũng có thể sẽ có tiền lãi ước tính;
  • Giá dịch vụ vận chuyển là tổng số tiền vận chuyển và tiền phí bảo hiểm. Trong trường hợp người thuê vận chuyển có mua bảo hiểm thì giá dịch vụ vận chuyển sẽ được tính gộp vào giá trị bảo hiểm của hàng hóa;
  • Đối tượng bảo hiểm khác, trừ trách nhiệm dân sự là giá trị của đối tượng bảo hiểm ở nơi và thời điểm bắt đầu bảo hiểm cộng với phí bảo hiểm hàng hải.

Luật bảo hiểm tàu biển là gì? Quy định về luật bảo hiểm tàu biển

Theo Điều 327 Bộ Luật hàng hải Việt Nam 2015 quy định về nghĩa vụ của người được bảo hiểm:

  • Người được bảo hiểm có nghĩa vụ phải cung cấp toàn bộ các thông tin cho người bảo hiểm mà mình biết liên quan đến việc giao kết hợp đồng bảo hiểm, ảnh hưởng đến các việc xảy ra rủi ro.
  • Nghĩa vụ của người được bảo hiểm được áp dụng đối với người đại diện của người được bảo hiểm

Trong trường hợp bảo hiểm hàng hàng đòi người thứ ba:

  • Người được bảo hiểm có nghĩa vụ cung cấp cho người bảo hiểm toàn bộ các thông tin, tin tức, tài liệu, bằng chứng và phải áp dụng những biện pháp cần thiết để người bảo hiểm có thực hiện quyền truy đòi người thứ ba.
  • Trường hợp người được bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều 327 hoặc có lỗi làm cho quyền truy đòi của người bảo hiểm không thể thực hiện thì người người bảo hiểm được miễn trả toàn bộ tiền bồi thường hoặc bồi thường ở mức hợp lý.
  • Trường hợp người được bảo hiểm đã nhận tiền bồi thường tổn thất do bên thứ ba trả thì người bảo hiểm chỉ có nghĩa vụ trả phần tiền chênh lệch giữa số tiền phải bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm và số tiền mà người được bảo hiểm đã nhận từ bên thứ ba.

Đối tượng luật bảo hiểm hàng hải

Đối tượng bảo hiểm hàng hải là tất cả các quyền lợi vật chất có thể quy ra bằng tiền liên quan đến các hoạt động hàng hải.

Đối tượng luật bảo hiểm hàng hải

Đối tượng bảo hiểm hàng hải bao gồm như sau:

  • Tàu biển, tàu biển đang đóng, hàng hóa hoặc các loại tài sản khác bị đe dọa bởi các rủi ro hàng hải;
  • Giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa, tiền thuê tàu, tiền thuê mua tàu, tiền lãi ước tính hàng hóa, các khoản hoa hồng, các khoản tiền cho vay, khoản tiền ứng trước, chi phí nguy hiểm khi tàu đang đóng, hàng hóa hoặc tài sản khác đang bị đe dọa bởi các rủi ro hàng hải;
  • Trách nhiệm dân sự phát sinh do các rủi ro hàng hải.

Học luật hàng hải ra làm gì?

Cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp luật hàng hải:

  • Làm việc tại các cơ quan nhà nước như Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án, Công an, các cơ quản lý nhà nước về hàng hải, cảng vụ,…
  • Làm việc trong các công ty cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý: công ty luật, làm tư vấn viên trong các công ty văn phòng luật, chuyên viên pháp chế, tư vấn trong doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế có hoạt động liên quan đến pháp luật hàng hải.
  • Làm giảng viên giảng dạy và nghiên cứu tại các trường học, viện nghiên cứu liên quan đến pháp luật và pháp luật hàng hải.
  • Các phòng pháp chế hàng hải tại các cảng vụ hàng hải; doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển, dịch vụ hàng hải, bộ phận bảo hiểm hàng hải tại các công ty bảo hiểm; Tư vấn khách hàng về luật hàng hải và bảo hiểm hàng hải.

Luật bảo hiểm được tạo ra nhằm mục đích được bảo vệ toàn bộ các loại hàng hóa, tính mạng của người được bảo hiểm. 

Nguồn bài viết: thebank.vn

Please follow and like us: