Bảo hiểm tiền gửi là gì? Quy định pháp luật về tiền gửi được bảo hiểm

Tiền gửi của người dân vào ngân hàng được pháp luật quy định rõ ràng, có bảo hiểm để bảo vệ quyền lợi và tạo lòng tin cho ngân hàng.

Bảo hiểm tiền gửi là gì?

Bảo hiểm tiền gửi là loại bảo hiểm bảo vệ tiền gửi cho người gửi tiền vào ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng. Khi ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản thì người gửi tiền vẫn được bảo hiểm bồi thường một số tiền.

Bảo hiểm tiền gửi là gì?
Bảo hiểm tiền gửi là gì?

Quy định về luật bảo hiểm tiền gửi

Theo Luật bảo hiểm tiền gửi năm 2012 quy định về số tiền gửi được bảo hiểm, loại phí bảo hiểm tiền gửi, trường hợp trả tiền bảo hiểm:

Tiền gửi được bảo hiểm.

Hiện nay, ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng chi ra tiền gửi được bảo hiểm và tiền gửi không được bảo hiểm:

Tiền gửi được bảo hiểm

  • Là loại tiền tệ Việt Nam của một cá nhân khi tham gia vào bảo hiểm tiền gửi với hình thức gửi tiền có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi và các loại hình thức gửi tiền khác mà pháp luật đã quy định.

Tiền gửi không được bảo hiểm

  • Loại loại tiền tệ tại các tổ chức tín dụng, người sử dụng vốn 5% vốn điều lệ của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng.
  • Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng của cá nhân là các thành viên Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, Phó giám đốc của tổ chức tín dụng.
  • Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng tại các ngân hàng nước ngoài của cá nhân là Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Phó Tổng giám đốc của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.
  • Tiền gửi mua các loại giấy tờ có giá vô danh mà tổ chức tín dụng tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành.

Loại phí bảo hiểm tiền gửi

Theo Điều 20 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định về phí bảo hiểm tiền gửi như sau:

  • Thủ tướng chính phủ quy định về khung phí bảo hiểm tiền gửi theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  • Căn cứ vào khung phí bảo hiểm tiền gửi, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ quy định mức phí bảo hiểm tiền gửi cụ thể với các tổ chức bảo hiểm tiền gửi tham gia, dựa vào cơ sở đánh giá kết quả và phân loại các tổ chức tín dụng này.
  • Phí bảo hiểm tiền gửi sẽ được tính dựa trên số dư tiền gửi bình quân của người gửi tiền được bảo hiểm mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi tham gia.
  • Phí bảo hiểm tiền gửi được tính và nộp định kỳ vào hàng quý trong năm tài chính, tổ chức tín dụng tham gia tổ chức bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí chậm nhất vào ngày 20 tháng đầu tiên của quý kế tiếp.
  • Phí bảo hiểm tiền gửi được hạch toán vào chi phí hoạt động của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Trả tiền bảo hiểm tiền gửi

Theo quy định Luật bảo hiểm tiền gửi 2012, người dân sẽ được trả tiền bảo tiền gửi:

Thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm tiền gửi:

  • Tổ chức bảo hiểm tiền gửi phải có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản chấm dứt kiểm soát hoặc các tổ chức tín dụng phá sản, ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản xác định chi nhánh ngân hàng nước ngoài là tổ chức tín dụng tham gia vào để chi trả tiền gửi cho người gửi.

Thời hạn trả tiền bảo hiểm tiền gửi

Trong 60 ngày, kể từ các tổ chức tín dụng có rủi ro thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi phải có trách nhiệm trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền.

Hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi

Theo quy định tại Quyết định 32/2021/QĐ-TTg, số tiền tối mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi phải trả cho người gửi tiền theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi cả gốc và lãi là 125.000.000 đồng.

Hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi
Hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi

Cách xử lý số tiền vượt hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền

Số tiền gửi của người gửi cả gốc và lãi vượt quá hạn mức số tiền bảo hiểm thì sẽ được giải quyết xử lý tài sản của tổ chức bảo hiểm tham gia tiền gửi theo quy định của pháp luật.

Luật bảo hiểm tiền gửi mới nhất

Chương II

QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI ĐƯỢC BẢO HIỂM TIỀN GỬI, TỔ CHỨC THAM GIA BẢO HIỂM TIỀN GỬI, TỔ CHỨC BẢO HIỂM TIỀN GỬI

Điều 11. Quyền và nghĩa vụ của người được bảo hiểm tiền gửi

  1. Được bảo hiểm số tiền gửi của mình tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Luật này.
  2. Được nhận tiền bảo hiểm đầy đủ và đúng thời hạn theo quy định của Luật này.
  3. Yêu cầu tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức bảo hiểm tiền gửi cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, chế độ về bảo hiểm tiền gửi.
  4. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật.
  5. Có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin về tiền gửi theo yêu cầu của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, tổ chức bảo hiểm tiền gửi khi thực hiện thủ tục trả tiền bảo hiểm.

Điều 12. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi

  1. Nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi.
  2. Được cấp Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi.
  3. Nộp phí bảo hiểm tiền gửi đầy đủ và đúng thời hạn.
  4. Yêu cầu tổ chức bảo hiểm tiền gửi chi trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.
  5. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật.
  6. Cung cấp thông tin về tiền gửi được bảo hiểm cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của tổ chức bảo hiểm tiền gửi.

Điều 13. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức bảo hiểm tiền gửi

  1. Xây dựng chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi để Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện.
  2. Đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động bảo hiểm tiền gửi.
  3. Chịu sự kiểm tra, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
  4. Cấp và thu hồi Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi.
  5. Yêu cầu tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi cung cấp thông tin về tiền gửi được bảo hiểm.
  6. Tính và thu phí bảo hiểm tiền gửi đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Luật này.
  7. Quản lý, sử dụng và bảo toàn nguồn vốn bảo hiểm tiền gửi.
  8. Chi trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Luật này.
  9. Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo hiểm tiền gửi; kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.
  10. Tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin về tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nhằm phát hiện và kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý kịp thời những vi phạm quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, rủi ro gây mất an toàn trong hệ thống ngân hàng.
  11. Bảo đảm bí mật số liệu tiền gửi và tài liệu liên quan đến bảo hiểm tiền gửi của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật.
  12. Tiếp nhận hỗ trợ theo nguyên tắc có hoàn trả từ ngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc vay của tổ chức tín dụng, tổ chức khác có bảo lãnh của Chính phủ trong trường hợp nguồn vốn của tổ chức bảo hiểm tiền gửi tạm thời không đủ để trả tiền bảo hiểm; tiếp nhận các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để tăng cường năng lực hoạt động.
  13. Tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Chính phủ.
  14. Tổ chức tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo hiểm tiền gửi; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo hiểm tiền gửi, nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ và phương thức quản lý phù hợp với yêu cầu phát triển của tổ chức bảo hiểm tiền gửi.

Trên đây là toàn bộ các thông tin liên quan đến luật bảo hiểm tiền gửi, dựa vào luật bảo hiểm tiền gửi thì người gửi sẽ được bảo vệ toàn bộ khoản tiền gửi, không phải lo ảnh hưởng mất mất.

Bạn hãy đọc thêm các điều khoản >>> TẠI ĐÂY

Nguồn bài viết:

Thebank.vn

Thư viện pháp luật

Please follow and like us: