Luật bảo hiểm xã hội năm 2017

Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2018

Bảo hiểm xã hội là loại bảo hiểm đi cùng chúng ta theo năm tháng, bảo đảm cuộc sống của chúng ta nếu gặp rủi ro bất trắc. Hiện tại, bảo hiểm xã hội là bắt buộc tại Việt Nam đối với người lao động có hợp đồng từ 3 tháng trở lên.

Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội là một biện pháp giúp người đóng bảo hiểm có thể bảo đảm cho chính họ nếu có trường hợp bất ngờ xảy ra khiến họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động thì sẽ được sự hỗ trợ của lực lượng lao động còn lại.

Việc đóng góp BHXH giúp cho xã hội phát triển và đảm bảo hệ thống an sinh xã hội. năm 2017, BHXH là bắt buộc đối với những người lao động có thời gian hợp đồng từ 3 tháng trở lên. Tuy nhiên, bắt đầu từ 1/1/2018 thì thời hạn hợp đồng từ 1 tháng trở lên là bạn đã bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội.

Năm 2017 bảo hiểm xã hội là bắt buộc với người lao động có thời hạn hợp đồng từ 3 tháng trở lên

Năm 2017 bảo hiểm xã hội là bắt buộc với người lao động có thời hạn hợp đồng từ 3 tháng trở lên

Mức đóng bảo hiểm xã hội

Đầu năm 2017, luật bảo hiểm xã hội quy định mức đóng bảo hiểm cho doanh nghiệp từ 18% giảm xuống còn 17% vào cuối năm 2017. Mức đóng bảo hiểm xã hội được chia thành 2 đối tượng cơ bản.

  • Đối với bảo hiểm xã hội dành cho doanh nghiệp, doanh nghiệp phải trích 17,5% thu nhập.
  • Đối với bảo hiểm xã hội dành cho cá nhân, người lao động phải trích 8% thu nhập hàng tháng để đóng bảo hiểm xã hội.

Mức đóng này được thực hiện từ 1/6/2017 và hiện tại vẫn chưa có điều gì thay đổi trong năm 2018.

Mức tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội

Luật pháp không quy định mức tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội mà do đơn vị công tác của người lao động quyết định. Tuy nhiên, mức tiền lương tham gia bảo hiểm phải tuân thủ các nguyên tắc do luật pháp đề ra.

1. Mức tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội lớn hơn mức lương tổi thiểu vùng.

Mức lương tối thiểu vùng được quy định tại nghị định 153/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu vùng đối với Lao động chưa qua học nghề 2017

Mức lương tối thiểu vùng đối với lao động đã qua học nghề 2017

Vùng 1

3.750.000 đồng/tháng 4.012.500 đồng/tháng

Vùng 2

3.320.000 đồng/tháng

3.552.400 đồng/tháng
Vùng 3 2.900.000 đồng/tháng

3.103.000 đồng/tháng

Vùng 4 2.580.000 đồng/tháng

2.760.600 đồng/tháng

2. Mức lương cao nhất đóng bảo hiểm xã hội không được cao hơn 20 lần mức lương cơ sở, không được cao hơn quá 20 lần mức lương cơ sở.

Theo đó mức lương cao nhất để tham gia bảo hiểm xã hội được cho trong bảng sau:

Loại bảo hiểm

Mức lương cao nhất để tham gia bảo hiểm

Áp dụng đến 30/06/2017

Áp dụng từ 01/07/2017

Bảo hiểm xã hội

= 20×1.210.000 = 24.200.000

= 20×1.300.000 = 26.000.000

Công thức tính mức tiền lương tham gia đóng bảo hiểm xã hội

Chúng ta có thể dễ dàng tính được mức tiền lương tham gia đóng bảo hiểm xã hội năm 2017 theo quy định tại điều số 6 của quyết định số 595/Đ-BHXH kết hợp với quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 điều 4 thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH thì:

  • Mức lương tháng đóng bảo hiểm bắt buộc đến hết 31/12/2017 = Mức lương + Phụ cấp lương
  • Mức lương tháng đóng bảo hiểm bắt buộc từ 01/01/.2018 = Mức lương + Phụ cấp lương + Các khoản bổ sung khác.

Trên đây là một số thông tin về luật bảo hiểm xã hội 2017 và một số so sánh đối với luật bảo hiểm xã hội 2018. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn dễ dàng nắm bắt quy định về bảo hiểm xã hội hơn.

Please follow and like us: