Bảo hiểm xe cơ giới là gì? Luật này được quy định như thế nào?

Bảo hiểm xe cơ giới là một trong những loại giấy tờ được pháp luật công nhận rất quan trọng khi tham gia giao thông, mang lại nhiều quyền lợi hữu ích cho chủ phương tiện.

Bảo hiểm xe cơ giới là gì?

Bảo hiểm xe cơ giới là loại bảo hiểm dành cho các loại phương tiện như: ô tô, xe máy, xe tải, xe đạp,… Bảo hiểm xe cơ giới được xem như một “lá chắn” kinh tế giúp bảo vệ tài sản hoặc tránh những thương tật khi có tai nạn giao thông xảy ra, không phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu có tai nạn xảy ra.

Bảo hiểm xe cơ giới là gì?
Bảo hiểm xe cơ giới là gì?

Quy định bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với xe cơ giới

Theo quy định của pháp luật, bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với xe cơ giới được quy định như sau:

Đối tượng được hưởng quyền lợi bảo hiểm xe cơ giới

Người tham gia giao thông là người được hưởng loại bảo hiểm xe cơ giới. Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới bảo vệ quyền lợi cho nạn nhân khi gặp tai nạn giao thông. Bảo hiểm xe cơ giới thể hiện ý nghĩa nhân đạo của chính sách, bảo đảm được nguồn hỗ trợ rất lớn và kịp thời cho các nạn nhân nhanh chóng “chữa cháy” về người và tài sản, không phải phụ thuộc vào người gây tai nạn.

Quyền lợi bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô

Theo Thông tư số 04/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 15/01/2021 quy định:

  • Mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc dân sự của chủ xe cơ giới thiệt hại về người là 150 triệu/người/vụ tai nạn;
  • Mức trách nhiệm thiệt hại về tài sản do xe hai bánh, xe ba bánh là 50 triệu/vụ tai nạn. 

Số tiền này sẽ được công ty bảo hiểm chi trả bồi thường cho bên thứ ba. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới giúp chủ phương tiện giảm bớt gánh nặng chi phí điều trị cho nạn nhân, ổn định cuộc sống, sinh hoạt động và tiếp tục đi làm. Khi có bảo hiểm, nạn nhân sẽ được các bên thứ ba hỗ trợ tài chính nhanh chóng kịp thời, được chăm sóc tận tình hơn, khắc phục mọi tình trạng về người, tài sản, sức khỏe. Vì thế, đây là một loại bảo hiểm vô cùng cần thiết cho mọi người trong xã hội hiện nay.

Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe cơ giới

Tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư số 04/2021/TT-BTC ngày 15/01/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức phí bảo hiểm như sau:

TT

Loại xe

Phí bảo hiểm (đồng)

I

Mô tô 2 bánh

 

1

Từ 50cc trở xuống

55.000

2

Trên 50cc

60.000

II

Mô tô 3 bánh

290.000

III

Xe gắn máy (bao gồm xe máy điện) và các loại xe cơ giới tương tự

 

1

Xe máy điện

55.000

2

Các loại xe còn lại

290.000

IV

Xe ô tô không kinh doanh vận tải

 

1

Loại xe dưới 6 chỗ ngồi

437.000

2

Loại xe từ 6 đến 11 chỗ ngồi

794.000

3

Loại xe từ 12 đến 24 chỗ ngồi

1.270.000

4

Loại xe trên 24 chỗ ngồi

1.825.000

5

Xe vừa chở người vừa chở hàng (Pickup, minivan)

437.000

V

Xe ô tô kinh doanh vận tải

 

1

Dưới 6 chỗ ngồi theo đăng ký

756.000

2

6 chỗ ngồi theo đăng ký

929.000

3

7 chỗ ngồi theo đăng ký

1.080.000

4

8 chỗ ngồi theo đăng ký

1.253.000

5

9 chỗ ngồi theo đăng ký

1.404.000

6

10 chỗ ngồi theo đăng ký

1.512.000

7

11 chỗ ngồi theo đăng ký

1.656.000

8

12 chỗ ngồi theo đăng ký

1.822.000

9

13 chỗ ngồi theo đăng ký

2.049.000

10

14 chỗ ngồi theo đăng ký

2.221.000

11

15 chỗ ngồi theo đăng ký

2.394.000

12

16 chỗ ngồi theo đăng ký

3.054.000

13

17 chỗ ngồi theo đăng ký

2.718.000

14

18 chỗ ngồi theo đăng ký

2.869.000

15

19 chỗ ngồi theo đăng ký

3.041.000

16

20 chỗ ngồi theo đăng ký

3.191.000

17

21 chỗ ngồi theo đăng ký

3.364.000

18

22 chỗ ngồi theo đăng ký

3.515.000

19

23 chỗ ngồi theo đăng ký

3.688.000

20

24 chỗ ngồi theo đăng ký

4.632.000

21

25 chỗ ngồi theo đăng ký

4.813.000

22

Trên 25 chỗ ngồi

[4.813.000 + 30.000 x (số chỗ ngồi – 25 chỗ)]

23

Xe vừa chở người vừa chở hàng (Pickup, minivan)

933.000

VI

Xe ô tô chở hàng (xe tải)

 

1

Dưới 3 tấn

853.000

2

Từ 3 đến 8 tấn

1.660.000

3

Trên 8 đến 15 tấn

2.746.000

4

Trên 15 tấn

3.200.000

Các trường hợp bảo hiểm không bồi thường

Loại bảo hiểm được đánh giá là nhiều quyền lợi đối với người thường xuyên đi lại. Tuy nhiên, cũng có vài trường hợp loại bảo hiểm này sẽ không bồi thường:

  • Đối tượng có hành động cố ý ảnh hưởng đến chủ xe, tài xế lái xe hoặc người bị tai nạn
  • Người lái xe gây tai nạn nhưng cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự.
  • Người lái xe chưa đủ tuổi hoặc quá độ tuổi điều khiển xe cơ giới theo quy định của pháp luật.
  • Người lái xe không có giấy phép lái xe, bằng lái xe.
  • Thiệt hại tai nạn gây hậu quả gián tiếp đến giảm giá thị trường, thiệt hại gắn liền với tài sản bị tài sản bị thiệt hại.
  • Thiệt hại đối với tài sản do điều khiển xe trong người, trong máu có nồng độ cồn, sử dụng các chất kích thích bị cấm theo quy định của pháp luật.
  • Thiệt hại tài sản do bị cướp khi tai nạn
  • Thiệt hại ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản như: vàng, bạc, đá quý, các loại giấy tờ có giá trị, hài cốt,…
  • Chiến tranh, động đất.
Các trường hợp bảo hiểm không bồi thường
Các trường hợp bảo hiểm không bồi thường

Bảo hiểm xe cơ giới có bắt buộc không?

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc cho chủ xe cơ giới là bảo hiểm mà tất cả các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp nếu sở hữu xe cơ giới phải mua theo Thông tư số 22/2016/TT-BTC. Mỗi chủ xe cơ giới chỉ được tham gia đúng một hợp đồng bảo hiểm.

Luật bảo hiểm xe cơ giới được tạo ra để đảm bảo tính mạng, tài sản, xe cộ cho chính chủ phương tiện. Tuy nhiên, luật bảo hiểm xe cơ giới cũng có sẽ không phù hợp với vài đối tượng.

Nguồn bài viết: thebank.vn

Please follow and like us: