Pháp luật về quỹ tín dụng nhân dân? Quy định 5 hoạt động của quỹ bạn cần biết
Quỹ tín dụng nhân dân là gì?
Quỹ tín dụng nhân dân là các tổ chức tín dụng do cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình thành lập dưới hình thức hợp tác xã. Các hoạt động của quỹ tín dụng này nhằm hỗ trợ phát triển kinh doanh, sản xuất và đời sống theo quy định Luật Các tổ chức tín dụng nhân dân 2010 và Luật Hợp tác xã.

Quỹ tín dụng nhân dân là gì?
Quy định 5 hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân
Hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân được quy định tại Mục 6 Chương II Thông tư 04/2015/TT-NHNN (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 21/2019/TT-NHNN) như sau:
Hoạt động huy động vốn của quỹ tín dụng nhân dân
Nhận tiền gửi trên hình thức có kỳ hạn, không kỳ hạn, gửi tiết kiệm của tổ chức, thành viên, cá nhân bằng VND, với hạn mức như sau:
- Đối với thành viên của quỹ tín dụng có địa bàn hoạt động trên một xã tối thiểu bằng 50% tổng mức nhận tiền của quỹ.
- Đối với thành viên của quỹ tín dụng nhân dân có địa bàn hoạt động liên xã tối thiểu bằng 60% tổng mức nhận tiền gửi của quỹ.
- Tổng tài sản của thành viên quỹ tín dụng nhân dân bằng 500 tỷ đồng trở lên có hạn mức gửi tối thiểu bằng 70% tổng mức nhận tiền gửi của quỹ tín dụng nhân dân.
Vay vốn được quy định theo quy chế do Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam ban hành dựa trên pháp luật. Gồm các đối tượng cụ thể:
- Vay vốn của tổ chức tín dụng khác (trừ quỹ tín dụng nhân dân khác), tổ chức tài chính khác.
- Vay vốn từ Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.
- Tiếp nhận vốn ủy thác cho vay của Chính phủ, tổ chức, cá nhân trong nước.

5 hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân
Sổ tiết kiệm trắng của quỹ tín dụng nhân dân
Sổ tiết kiệm trắng của quỹ tín dụng nhân dân được quy định từ 1/1/2020 chỉ được dùng sổ theo mẫu ngân hàng hợp tác xã ban hành. Nhằm cung cấp để nhận tiền gửi tiết kiệm của khách hàng, thành viên, tổ chức, các nhân không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam.
Trách nhiệm của quỹ tín dụng nhân dân nhằm ban hành quy định nội bộ về quản lý, sử dụng sổ tiết kiệm trắng và gửi ngân hàng với các nội dung sau:
- Quy trình đăng ký mua, quản lý, sử dụng sổ tiết kiệm trắng, đảm bảo quản lý về số lượng, chất lượng.
- Quy trình lưu giữ, giao nhận, bàn giao, bảo quản, vận chuyển, quản lý, sử dụng, kiểm kê, đối chiếu hàng tháng. Và xử lý sổ tiết kiệm trắng bị mất, bị hỏng, được quản lý như giấy tờ có giá và chỉ được lưu giữ tại trụ sở của quỹ tín dụng nhân dân.
- Trách nhiệm của Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc (Phó giám đốc), Ban kiểm soát và các cá nhân, bộ phận liên quan trong việc quản lý, sử dụng sổ tiết kiệm trắng, kiểm tra, đối chiếu và xử lý khi sổ bị mất, bị hỏng;
- Quy trình xử lý trách nhiệm của cá nhân, bộ phận liên quan trong việc quản lý, sử dụng sổ tiết kiệm trắng và làm mất sổ tiết kiệm trắng.
Cách sử dụng, quản lý và xử lý khi sổ tiết kiệm trắng bị mất:
- Sổ tiết kiệm trắng phải được đóng dấu giáp lai giữa phần thẻ gửi khách hàng và phần số/thẻ lưu lên tất cả các số tiết kiệm trắng ngay sau khi nhận sổ từ ngân hàng hợp tác xã
- Công khai mẫu số tiết kiệm trắng do ngân hàng hợp tác xã ban hành, cung cấp tại trụ sở chính, phòng giao dịch và trên các phương tiện truyền thông của xã, phường. Để người dân dễ dàng đối chiếu, thực hiện đổi sổ tiết kiệm khi có nhu cầu.
- Khi mất sổ cần báo ngay với ngân hàng nhà nước chi nhánh, ngân hàng hợp tác xã để xử lý kịp thời. Đồng thời thực hiện niêm yết số seri danh sách số của sổ tại trụ sở chính, phòng giao dịch, trụ sở UBND thuộc địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân
- Tổng hợp báo cáo trước ngày 10 hàng tháng hoặc khi có yêu cầu theo mẫu mẫu quy định tại Phụ lục số 05a ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-NHNN và gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
Quỹ tín dụng nhân dân cho vay
Quỹ tín dụng nhân dân cho vay nhằm tương trợ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống của các thành viên quỹ tín dụng nhân dân, với những quy định cụ thể:
- Đơn vị vay: VND
- Không được cho vay bằng sổ góp vốn của thành viên.
- Cho vay đối với người vay là cá nhân, pháp nhân không phải thành viên của quỹ nhưng có tiền gửi tại quỹ
- Cho vay với người không phải là thành viên của quỹ nhưng là thành viên của hộ nghèo có hộ trú trên địa bàn hoạt động của quỹ. Nếu nhiều thành viên hộ nghèo cùng vay một lúc thì sẽ cùng ký hoặc uỷ quyền cho một thành viên đại diện.
- Điều kiện hộ nghèo phải được UBND cấp huyện phê duyệt. Quy trình, thủ tục, hồ sơ cho vay các thành viên hộ nghèo thực hiện theo chế độ tín dụng hiện hành áp dụng đối với thành viên.
Quản lý hoạt động cho vay của quỹ tín dụng nhân dân
Hoạt động cho vay của quỹ tín dụng nhân dân cần thực hiện theo quy định bao gồm các nội dung sau:
- Quy định cho vay với những cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân, hộ nghèo không phải là thành viên của quỹ bao gồm:
- Cần thẩm định, đánh giá nhu cầu, mục đích vay vốn, tính khả thi của dự án và khả năng hoàn trả vốn vay từ hiệu quả sản xuất, kinh doanh dịch vụ.
- Xét các quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân có liên quan khi thẩm định, xét duyệt cho vay, cơ cấu lại thời hạn trả nợ
- Quy trình xét duyệt cho vay đối với hộ nghèo không phải là thành viên
- Quy trình giải ngân vốn vay phù hợp với tiến độ dự án sản xuất, kinh doanh dịch vụ
- Quy trình kiểm soát, quản lý, giám sát việc sử dụng tiền vay đúng mục đích, đồng thời làm cơ sở thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro.
- Quy định về tài sản bảo đảm (nếu có), phương thức xác định giá trị của tài sản bảo đảm và việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi khoản cho vay theo quy định của pháp luật
- Lãi suất cho vay, mức cho vay.
- Quy định việc bảo đảm tiền vay theo quy định tại Thông tư 04/2015/TT-NHNN và quy định của pháp luật có liên quan.
- Quy định việc gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và việc quản lý chất lượng tín dụng đối với khoản vay được gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ.
Hoạt động khác của quỹ tín dụng nhân dân
- Mở tài khoản tiền gửi, tài khoản thanh toán tại ngân hàng nhà nước và ngân hàng nước ngoài
- Mở tài khoản để sử dụng dịch vụ thanh toán, gửi tiền tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam để điều hòa vốn
- Cung ứng dịch vụ chuyển tiền, thực hiện các nghiệp vụ thu hộ, chi hộ cho các thành viên.
- Cung ứng dịch vụ tư vấn về ngân hàng, tài chính cho các thành viên.
- Nhận ủy thác và làm đại lý một số lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, quản lý tài sản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Làm đại lý kinh doanh bảo hiểm.
- Tham gia góp vốn thành lập Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.
Trên đây là những thông tin về quỹ tín dụng nhân dân, qua đó sẽ giúp độc giả hiểu hơn về quy định, pháp luật trong quỹ này. Hy vọng bài viết sẽ đem lại thông tin hữu ích cho bạn đọc