Theo quy định của Quốc hội thì luật chứng khoán có hiệu lực năm nào?
Luật chứng khoán có hiệu lực năm nào? Bộ luật này ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp và cả nền kinh tế? Hãy cũng chú ý lắng nghe những lời giải thích đến từ các chuyên gia kinh tế tài chính của TheBank nhé.
Mục lục
Luật chứng khoán là gì?
Chứng khoán là gì?
Chứng khoán là bằng chứng để xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây:
– Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ.
– Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán.
– Hợp đồng góp vốn đầu tư.
– Các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định.
Xem thêm: LUẬT CHỨNG KHOÁN SỬA ĐỔI BỔ SUNG NĂM 2010 QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO VỀ CHÀO BÁN CHỨNG KHOÁN RIÊNG LẺ?
Chứng khoán là bằng chứng để xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành.
Luật chứng khoán là gì?
- Luật chứng khoán bao gồm những quy định của pháp luật Việt Nam về tất cả những gì liên quan đến chứng khoán trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam (chứng khoán, nhà đầu tư, cổ phiếu, trái phiếu, thị trường chứng khoán,…).
- Luật Chứng khoán (sửa đổi) có bố cục gồm 10 Chương, 135 Điều, quy định về các hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực chứng khoán; tổ chức thị trường chứng khoán; quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Luật chứng khoán có hiệu lực năm nào?
Để dễ bề trong việc quản lý chứng khoán cũng như quản lý các doanh nghiệp và nền kinh tế của nước ta, tại kỳ họp thứ 9 ngày 29 tháng 6 năm 2006, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa XI đã thống nhất thông qua Luật chứng khoán. Tuy đã được thông qua từ năm 2006 nhưng luật chứng khoán có hiệu lực năm nào thì không phải ai cũng biết.
Để trả lời cho câu hỏi “luật chứng khoán có hiệu lực năm nào?” và những vấn đề nổi bật xung quanh luật chứng khoán chúng tôi đã có cuộc trao đổi với các chuyên gia kinh tế tài chính của TheBank. Được biết luật chứng khoán chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 do chủ tịch Quốc hội (lúc đó) là Nguyễn Phú Trọng ký. Luật chứng khoán ra đời được xem như là một trong những bộ luật có ảnh hưởng sâu sắc nhất đối với hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp và cả nền kinh tế của Việt Nam thời bấy giờ. Cụ thể:
- Trước khi luật chứng khoán chính thức có hiệu lực đã tạo nên một cuộc chạy đua thành lập mới các công ty chứng khoán. Vì khi Luật đi vào cuộc sống thì các điều kiện về thành lập mới công ty chứng khoán sẽ được thắt chặt và nâng cao, mang tính chọn lọc hơn.
- Luật có hiệu lực và các văn bản hướng dẫn sẽ đặt ra những điều kiện cao hơn đối với doanh nghiệp được niêm yết. Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật, đã được Ủy ban Chứng khoán lấy ý kiến các ban ngành liên quan và trình Chính phủ duyệt, đưa ra một số quy định mới đã khiến thị trường xôn xao.
Luật chứng khoán có hiệu lực năm nào?
- Khi luật chứng khoán đã có hiệu lực thì nó sẽ được xem như là một cú hích quan trọng trong việc công khai, minh bạch thông tin của các công ty đại chúng, nhằm đảm bảo tất cả các doanh nghiệp có chứng khoán được công chúng sở hữu rộng rãi phải tuân thủ nguyên tắc công khai, minh bạch, từ đó có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.
- Một trong những yêu cầu cấp bách mà các nhà đầu tư mong muốn khi Luật chứng khoán chính thức có hiệu lực là sẽ có sự điều chỉnh cần thiết, cho phép các nhà đầu tư được mở thêm tài khoản giao dịch thay vì chỉ một tài khoản như hiện nay.
Trên đây là thông tin về luật chứng khoán có hiệu lực năm nào được cập nhật mới nhất. Hi vọng các thông tin trên đây mang đến những lợi ích cho những người quan tâm.