Tìm hiểu cấp tín dụng là gì? Các hình thức cấp tín dụng
Mục lục
Cấp tín dụng là gì?
Cấp tín dụng được định nghĩa tại Khoản 14 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010 như sau:
“14. Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”.

Cấp tín dụng là gì?
Các hình thức cấp tín dụng
Cũng tại luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định các hình thức, hoạt động cấp tín dụng như sau:
Thức nhất, Tại khoản 16 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định hình thức cấp tín dụng cho vay. Theo đó bên cho vay, giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền trong thời gian nhất định nhằm dùng cho mục đích cụ thể theo thỏa thuận có hoàn trả cả gốc và lãi.
Thức hai, hình thức cấp tín dụng bao thanh toán cho bên bán hoặc mua hàng. Việc mua bán có bảo lưu quyền đòi các khoản phát sinh cần thu/trả theo hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Thứ ba, hình thức cấp tín dụng bảo lãnh ngân hàng tại các tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng như đã cam kết.
Thứ tư, hình thức cấp tín dụng chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán.
Đối tượng hạn chế cấp tín dụng
Với những đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng được quy định cụ thể theo pháp luật hiện hành.
Những trường hợp nào bị hạn chế cấp tín dụng?
Các trường hợp bị hạn chế không được cấp tín dụng được quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 như sau:
“1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng đối với những tổ chức, cá nhân sau đây:
a) Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, pháp nhân là cổ đông có người đại diện phần vốn góp là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn;
b) Cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương”.
Theo Đó tại khoản 19 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017 bổ sung các trường hợp không được cấp tín dụng như sau:
19. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 6 và bổ sung khoản 7 vào Điều 126 như sau:
“2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với quỹ tín dụng nhân dân và trường hợp cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng cho cá nhân”.
Cũng tại Điều 126 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 ở khoản 3, 4, 5 quy định một số trường hợp không được cấp tín dụng như sau:
“3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng cho khách hàng trên cơ sở bảo đảm của đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được bảo đảm dưới bất kỳ hình thức nào để tổ chức tín dụng khác cấp tín dụng cho đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát.
5. Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng trên cơ sở nhận bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng”.

Đối tượng hạn chế cấp tín dụng
Công ty chứng khoán có được cấp tín dụng hay không?
Theo Khoản 4 Điều 126 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định:
“4. Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát.”
Theo đó, ta có thể thấy các tổ chức tín dụng được cấp tín dụng cho doanh nghiệp có hoạt động chứng khoán và được nắm quyền kiểm soát. Tuy nhiên, nếu công ty đang kinh doanh, hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán không do tổ chức tín dụng kiểm soát, nhưng có xin cấp tín dụng nắm quyền thì việc cấp tín dụng vẫn có thể được thực hiện.
Giới hạn cấp tín dụng
Tại khoản 1, 2 Điều 128 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, quy định giới hạn cấp tín dụng như sau:
“1. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô.
2. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng”.

Giới hạn cấp tín dụng
Quy trình, thủ tục cấp tín dụng
Để được cấp tín dụng khách hàng cần nắm rõ quy trình và thủ tục cấp tín dụng như sau:
Thủ tục, hồ sơ cấp tín dụng
- CMND/Hộ chiếu/CCCD bản gốc và photo công chứng còn thời hạn
- Giấy xác nhận độc thân/Đăng ký kết hôn) – Bản công chứng.
- Sổ hộ khẩu/KT3 bản công chứng.
- Đơn đề nghị cấp tín dụng theo mẫu của ngân hàng – Bản gốc
- Hồ sơ chứng minh thu nhập, tài sản đảm bảo…
- Một số giấy tờ khác được yêu cầu theo từng ngân hàng và tổ chức tín dụng cấp tín dụng.
Quy trình cấp tín dụng
Quy trình cấp tín dụng thực chất là bảng mô tả tổng hợp của kế toán ngân hàng theo các bước cụ thể như sau:
- Bước 1: Bộ phận kinh doanh sẽ tiếp nhận hồ sơ xin cấp tín dụng của khách hàng, sau đó gửi xin trình ký trưởng/phó phòng kinh doanh.
- Bước 2: Các chuyên viên sẽ thẩm định đánh giá hồ sơ của khách hàng. Từ đó ra quyết định đồng ý/từ chối cấp tín dụng hay không.
- Bước 3: Căn cứ theo hồ sơ đã thẩm định Giám Đốc, Phó Giám Đốc chi nhánh sẽ đưa ra quyết định phê duyệt/từ chối hồ sơ.
- Bước 4: Nếu hồ sơ được phê duyệt thì bộ phận hỗ trợ tín dụng sẽ tiến hành soạn hồ sơ để khách hàng ký cam kết.
- Bước 5: Giải ngân cho khách hàng
- Bước 6: Chăm sóc sau giải ngân: Nhắc nợ và thu hồi nợ đúng hạn.
Với những thông tin giải đáp “cấp tín dụng là gì?” trên đây chắc hẳn bạn đọc đã hiểu rõ hơn về hình thức này. Hy vọng bài viết sẽ đem lại thông tin hữu ích cho bạn đọc.