Tổ chức tài chính vi mô là gì? Các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam

Tổ chức tài chính vi mô là gì?

Tại Khoản 1 và 5, Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 giải thích về tổ chức tài chính vi mô như sau:

“1. Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.

Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ.”

Tổ chức tài chính vi mô là gì?

Tổ chức tài chính vi mô là gì?

Chủ sở hữu hình thức tổ chức tài chính vi mô là những đối tượng nào?

Theo Điều 8 Thông tư 03/2018/TT-NHNN quy định chủ sở hữu, thành viên sáng lập tổ chức tài chính vi mô dưới hình thức công ty TNHH một thành viên và Công ty TNHH 2 thành viên trở lên cụ thể:

“1. Chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải đảm bảo các điều kiện sau:

a) Là tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam hoặc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện có chương trình, dự án tài chính vi mô được chuyển đổi theo quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động của chương trình, dự án tài chính vi mô của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức phi chính phủ;

b) Có khả năng về tài chính để góp vốn thành lập tổ chức tài chính vi mô và cam kết không dùng vốn ủy thác, vốn huy động, vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn; cam kết hỗ trợ tổ chức tài chính vi mô về tài chính để giải quyết khó khăn trong trường hợp gặp khó khăn về vốn hoặc khả năng thanh khoản;

c) Không phải là cổ đông sáng lập, chủ sở hữu, thành viên sáng lập, cổ đông chiến lược của tổ chức tín dụng khác tại Việt Nam.

Thành viên sáng lập của tổ chức tài chính vi mô là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải đảm bảo các điều kiện sau:

a) Có ít nhất một thành viên sáng lập là tổ chức chính trị hoặc tổ chức chính trị – xã hội;

b) ít nhất một thành viên sáng lập là tổ chức đã hoặc đang trực tiếp tham gia quản lý hoặc điều hành chương trình, dự án tài chính vi mô hoạt động an toàn, bền vững trong ít nhất 03 (ba) năm liên tiếp trước thời điểm nộp đơn đề nghị cấp Giấy phép;

c) Thành viên sáng lập là cá nhân:

(i) Có quốc tịch Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật;

(ii) Không thuộc những đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng ở khung phạt tiền cao nhất đối với hành vi vi phạm quy định về giấy phép, quản trị, điều hành, cổ phần, cổ phiếu, góp vốn, mua cổ phần, cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp, tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng trong thời gian 24 (hai mươi tư) tháng liền kề trước thời điểm nộp đơn đề nghị cấp Giấy phép;

(iii) Không phải là cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập của tổ chức tín dụng khác tại Việt Nam;

(iv) Có khả năng về tài chính để góp vốn thành lập tổ chức tài chính vi mô và cam kết không dùng vốn ủy thác, vốn huy động, vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn; cam kết hỗ trợ tổ chức tài chính vi mô về tài chính để giải quyết khó khăn trong trường hợp gặp khó khăn về vốn hoặc khả năng thanh khoản;

d) Thành viên sáng lập là tổ chức Việt Nam:

(i) Được thành lập theo pháp luật Việt Nam;

(ii) Không phải là cổ đông sáng lập, chủ sở hữu, thành viên sáng lập, cổ đông chiến lược của tổ chức tín dụng khác tại Việt Nam;

(iii) Có khả năng về tài chính để góp vốn thành lập tổ chức tài chính vi mô và cam kết không dùng vốn ủy thác, vốn huy động, vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn; cam kết hỗ trợ tổ chức tài chính vi mô về tài chính để giải quyết khó khăn trong trường hợp gặp khó khăn về vốn hoặc khả năng thanh khoản;

(iv) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế và bảo hiểm xã hội theo quy định đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;

(v) Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng ở khung phạt tiền cao nhất đối với hành vi vi phạm quy định về giấy phép, quản trị, điều hành, cổ phần, cổ phiếu, góp vốn, mua cổ phần, cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp, tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng trong thời gian 24 (hai mươi tư) tháng liền kề trước thời điểm nộp đơn đề nghị cấp Giấy phép;

(vi) Trường hợp thành viên sáng lập là doanh nghiệp phải hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 (ba) năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;

(vii) Trường hợp thành viên sáng lập là doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định, phải đảm bảo vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định tối thiểu bằng số vốn góp cam kết theo số liệu từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm liền kề trước thời điểm gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;

(viii) Trường hợp thành viên sáng lập là doanh nghiệp được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm phải tuân thủ việc góp vốn theo các quy định liên quan của pháp luật;

đ) Thành viên sáng lập là tổ chức nước ngoài:

(i) Là ngân hàng nước ngoài;

(ii) Không vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về hoạt động ngân hàng của nước nguyên xứ trong vòng 05 (năm) năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép.

(iii) Không phải là cổ đông sáng lập, chủ sở hữu, thành viên sáng lập, cổ đông chiến lược của tổ chức tín dụng khác tại Việt Nam;

(iv) Có khả năng về tài chính để góp vốn thành lập tổ chức tài chính vi mô và cam kết không dùng vốn ủy thác, vốn huy động, vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn; cam kết hỗ trợ tổ chức tài chính vi mô về tài chính để giải quyết khó khăn trong trường hợp gặp khó khăn về vốn hoặc khả năng thanh khoản”.

Chủ sở hữu hình thức tổ chức tài chính vi mô là những đối tượng nào?

Chủ sở hữu hình thức tổ chức tài chính vi mô là những đối tượng nào?

Vai trò của các tổ chức tài chính vi mô

Các tổ chức tài chính vi mô (TCVM) được thành lập nhằm hỗ trợ những đối tượng gặp khó khăn trong xã hội, có thể tiếp cận được các dịch vụ tài chính, đào tạo, dịch vụ việc làm… Qua đó có thể xóa đói giảm nghèo, tăng chất lượng cuộc sống của người dân.

Ví dụ: Các tổ chức phi chính phủ (NGO), hợp tác xã tín dụng, liên minh tín dụng, ngân hàng thương mại tư nhân, các tổ chức tài chính phi ngân hàng và một bộ phận của ngân hàng nhà nước.

Điều kiện thành lập tổ chức tài chính vi mô

Điều kiện thành lập tổ chức tài chính vi mô được pháp luật quy định căn cứ tại Điều 8 Thông tư 03/2018/TT-NHNN như sau:

  • Số lượng thành viên sáng lập phải có ít nhất một thành viên. Nếu góp vốn cần là các tổ chức chính trị hay tổ chức chính trị – xã hội. Nếu thành lập theo hội các quỹ xã hội, quỹ từ thiện thì cần có chương trình, dự án tài chính được chuyển đổi theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
  • Thành viên sáng lập không được là cổ đông, chủ sở hữu hay đã thành lập tổ chức tín dụng khác tại Việt Nam.
  • Thành viên sáng lập phải cam kết hỗ trợ tài chính cho tổ chức tài chính vi mô nhằm giải quyết những trường hợp gặp khó khăn về vốn hay khả năng thanh khoản.
  • Người thành lập tổ chức tài chính vi mô hình thức công ty TNHH một thành viên phải có khả năng tài chính để góp vốn và cam kết không dùng vốn ủy thác, vốn huy động, vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác.
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có tổng số không quá 5 thành viên góp vốn (bao gồm tổ chức, cá nhân trong nước và ngân hàng nước ngoài).
Điều kiện thành lập tổ chức tài chính vi mô

Điều kiện thành lập tổ chức tài chính vi mô

Tỷ lệ góp vốn trong tổ chức tài chính vi mô

Theo quy định tại Điều 29 Thông tư 03/2018/TT-NHNN về tỷ lệ sở hữu vốn góp của tổ chức tài chính vi mô như sau:

“Điều 29.  Tỷ lệ sở hữu vốn góp

  1. Tỷ lệ sở hữu vốn góp của tất cả các thành viên góp vốn là tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội phải đạt tỷ lệ tối thiểu 25% vốn điều lệ của tổ chức tài chính vi mô.
  2. Tỷ lệ sở hữu vốn góp của các thành viên góp vốn trong nước không phải là tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội không được vượt quá tỷ lệ sở hữu vốn góp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.
  3. Tỷ lệ sở hữu vốn góp của các thành viên góp vốn nước ngoài không được vượt quá tỷ lệ sở hữu vốn góp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.
  4. Tỷ lệ sở hữu vốn góp của một thành viên góp vốn là cá nhân tối đa không vượt quá 05% vốn điều lệ của tổ chức tài chính vi mô.
  5. Tỷ lệ sở hữu vốn góp của một thành viên góp vốn và người có liên quan tối đa không vượt quá 50% vốn điều lệ của tổ chức tài chính vi mô”.

Hoạt động của tổ chức tài chính vi mô

Hoạt động tổ chức tài chính vi mô được quy định tại Điều 119 đến Điều 122 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và tại hướng dẫn Chương V Thông tư 03/2018/TT-NHNN như sau:

  • Hoạt động nhận tiền gửi Việt Nam đồng theo 2 hình thức là tiết kiệm bắt buộc và tiền gửi tự nguyện của tổ chức, cá nhân.
    • Khách hàng tài chính vi mô gửi tiền tiết kiệm bắt buộc theo quy định và được công bố công khai.
    • Tiền gửi tự nguyện là các loại tiền gửi có hoặc không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm (loại không bắt buộc). Ngoại trừ tiền gửi có mục đích thanh toán của khách hàng khác tại tổ chức tài chính vi mô.
  • Hoạt động vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và các cá nhân, tổ chức khác trong nước và nước ngoài.
  • Hoạt động cho vay:
    • Đối tượng được cho vay (không được cấp tín dụng khác)là các khách hàng cá nhân thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, cá nhân đại diện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc từng là khách hàng của tổ chức tài chính vi mô đã thoát nghèo, doanh nghiệp siêu nhỏ nhằm cải thiện đời sống.
    • Đảm bảo tiền vay bằng tiết kiệm bắt buộc, bảo lãnh của khách hàng tiết kiệm và vay vốn.
    • Cần duy trì tỷ lệ tổng dư nợ các khoản cho vay với khách hàng tối thiểu 90%. Mỗi khách hàng có tổng dư nợ không vượt quá 50 triệu đồng và đối với khách hàng khác không được vượt quá 100 triệu đồng.
  • Hoạt động mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại, nhưng không mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.
  • Một số hoạt động khác bao gồm:
    • Ủy thác, nhận ủy thác cho vay vốn
    • Cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính liên quan đến lĩnh vực tài chính vi mô
    • Cung cấp dịch vụ thu, chi hộ và chuyển tiền cho khách hàng tài chính vi mô
    • Làm đại lý cung ứng dịch vụ bảo hiểm.

Trên đây là những thông tin về tài chính vi mô, qua đó bạn đọc sẽ hiểu hơn về tổ chức này. Hy vọng bài viết sẽ đem lại thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Please follow and like us: